Mưa là gì? Lợi ích, tác hại và các giai đoạn hình thành mưa

Lượt xem:

Đọc bài viết

Mưa là gì? Liệu có sức ảnh hưởng lớn tới con người và môi trường tự nhiên hay không? Dù phổ biến trong đời sống nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về hiện tượng đặc trưng này.

Mưa là gì?

Mưa thực chất đó là một hiện tượng trong tự nhiên, khi hơi nước trong bầu khí quyển ngưng tụ lại thành dạng đám mây. Nếu gặp lạnh sẽ trực tiếp tạo ra các giọt nước có khối lượng nặng hơn không khí, chính thức rơi xuống mặt đất.

Nếu như mây chất chứa quá nhiều giọt nước, thời gian dài chúng sẽ càng ngày càng năng hơn và chính thức rơi ồ ạt xuống bề mặt Trái Đất. Có thể nói là một thành phần chính trong chu trình nước, có vai trò lắng đọng toàn bộ nước ngọt trên hành tinh xanh.

Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới gió mùa, lượng phân bổ không đều mà sẽ theo từng vùng miền và từng mùa. Các huyện khu vực miền núi 232,7 ngày/năm hay vùng Nam Đông 206,1 ngày/năm.

Vùng đồng bằng hay Huế, trung bình gần 167 ngày mưa/năm. Đặc biệt Huế là nơi có lượng mưa lớn nhất cả nước, hàng năm dao động từ 3400 – 4000mm, cá biệt có năm đạt đỉnh 5000mm. Nguyên nhân là do nơi đây chịu ảnh hưởng nhiều của địa hình chắn gió, hậu quả của bão hay những dải hội tụ nhiệt đới.

Tìm hiểu về hiện tượng El Nino – nguyên nhân gây thiếu hụt lượng mưa ở nhiều khu vực.

Quá trình hình thành mưa

Mưa là một phần rất quan trọng của vòng tuần hoàn nước trong bầu khí quyển. Nguyên nhân có mưa không phải ai cũng biết bởi quá trình này có sự khác biệt ở các thời điểm khác nhau.

Trên hành tinh này, các cơn mưa không phải đều xuất phát từ trên mây và rơi xuống mặt đất. Chúng có thể bốc hơi ngay trên quãng đường rơi xuống bởi đi qua không khí khô ráo, lúc này biến thành dạng ngưng đọng.

Bốn giai đoạn dưới đây giúp bạn hiểu rõ quá trình hình thành mưa là gì.

Giai đoạn 1 – Bốc hơi

Mặt Trời là một hành tinh trong vũ trụ rộng lớn và có nguồn năng lực cực kỳ lớn. Chúng khiến cho toàn bộ biển, sông, suối, ao hồ,…trên Trái Đất bốc hơi nhanh chóng. Khi đó dạng này chuyển thành nước, càng nhiều sẽ tạo điều kiện thuận lợi để biến đổi thành mây.

Giai đoạn 2 – Ngưng tụ

Hơi nước khi bốc lên cao nhiệt độ sẽ ngày càng giảm đi rất nhiều. Nhiệt độ đạt tới dưới điểm sương, hơi nước ngưng tụ thành các hạt li ti. Từ những hạt nhỏ đó sẽ biến thành các đám mây đen mà chúng ta thường thấy vào khi trời sắp mưa.

Giai đoạn 3 – Tăng trưởng

Trong đám mây, các hạt nước li ti sẽ xảy ra hiện tượng va chạm đồng thời kết hợp với nhau. Dần dần qua thời gian ngắn sẽ tạo thành các giọt nước lớn hơn thể tích ban đầu. Nếu chúng nặng hơn không khí, chính thức có hiện tượng rơi xuống và hình thành nên các cơn mưa lớn nhỏ.

Làm thế nào để biết trời sắp mưa?

Cách nhận biết có mưa không khó và 4 dấu hiệu khác nhau. Trong đó bao gồm cả hình thức khoa học và tự nhiên.

Quan sát những đám mây

Nhìn nhận rõ nét nhất về mưa có thể kể đến thông qua những đám mây trên bầu trời với 4 trạng thái khác nhau.

  • Khi mây đen tích tụ dày đặc: Dễ nhìn thấy nhất là mây vũ tích hay còn được gọi với tên quốc tế cumulonimbus. Dự báo từ hiện tượng mây vũ tích là có mưa đá hay mưa giông, mưa tuyết.
  • Cách nhận biết qua mây hạ thấp: Thông thường các đám mây bay rất cao tuy nhiên nếu trời sắp mưa chúng sẽ có xu hướng hạ thấp dần dần xuống dưới.
  • Mây có hình dạng đặc biệt như móc câu, hình tháp là báo hiệu về các trận mưa to sắp xuất hiện trong khu vực đó.
  • Nhận biết thông qua sự di chuyển của các đám mây. Nếu chúng đi nhanh hơn bình thường, theo hướng đông nam hoặc hướng nam. Đó là cảnh báo về một trận mưa nhưng phần lớn ngắn hạn.

Hiện tượng thiên nhiên

Ngoài cách nhận biết mưa qua đám mây, chúng ta có thể biết hiện tượng thời tiết này xảy ra khi nào thông qua một số trường hợp dưới đây:

  • Gió thổi với cường độ mạnh, có xu hướng giống với lốc là cảnh báo về một cơn mưa giông, mưa rào có lượng nước lớn chảy xuống.
  • Nhiệt độ ngoài trời bỗng dưng giảm đột ngột, gió mạnh thổi nhiều là dấu hiệu dễ nhận biết trời sắp có mưa.
  • Nhận biết mưa là gì qua độ ẩm cũng là một cảnh báo đặc trưng. Đơn giản là bởi không khí có độ ẩm tăng mạnh sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi để mây ngưng tụ.
  • Phần ánh sáng của mặt trời chiếu xuống trái đất bỗng dưng yếu đi, trời tối dần dù đang thời điểm ban ngày. Khi đó bạn nên chuẩn bị tinh thần đón nhận một cơn mưa to.
Nhận biết trời mưa là gì qua các công cụ hiện đại

Một số ứng dụng nhân tạo hay khoa học kỹ thuật cũng giúp con người nhìn ra trời mưa:

  • Cảnh báo trên các phương tiện truyền thông có độ chính xác cao, gần như đạt đỉnh 99%. Nhờ vào các thiết bị hiện đại, con người có thể phán đoán khi nào trời có mưa, thậm chí là lượng nước rơi xuống khoảng bao nhiêu.
  • Các ứng dụng trên di động hay các diễn đàn về thời tiết như Thoitiethomnay.org cũng là một công cụ hay để nhận biết thời điểm diễn ra mưa là gì.
  • Bên cạnh đó một số công cụ cảm biến thời tiết được phát minh đã góp phần đảm bảo việc dự đoán gần như chính xác tuyệt đối.

Phán đoán trong dân gian

Từ xa xưa, những người đi trước mặc dù có sự hạn chế về KHKT như ngày nay nhưng vẫn cực kỳ giỏi. Thông qua một số hiện tượng trong dân gian, họ dự đoán tương đối chính xác về cách nhận biết trời sắp mưa:

  • Những đàn kiến di chuyển ngay ngắn thành hàng dài.
  • Chim bay theo đàn nhưng có xu hướng bay khá thấp.
  • Lá trên cây cổ thụ rụng quá nhiều, kèm theo gió to thổi đến.
  • Sáng sớm tinh mơ nếu như có hiện tượng sương muối.

Lợi ích của mưa đối với đời sống con người và hệ sinh thái 

Có nhiều người không thích sự ẩm ướt hay khí trời se lạnh mà các cơn mưa mang tới. Nhưng trên thực tế hiện tượng thiên nhiên thú vị này đem đến khá nhiều lợi ích cho hệ sinh thái cũng như con người.

Đối với con người

Vai trò của mưa đối với con người là rất quan trọng. Thực tế có tới 4 lợi ích dưới đây:

Góp phần cho chữa trị dạ dày

Bệnh dạ dày rất phổ biến và có nhiều triệu chứng khác nhau, ít ai biết rằng nước mưa góp phần hỗ trợ hiệu quả. Một nghiên cứu y học cổ truyền từ Ấn Độ cho rằng, 2 đến 3 thìa nước mưa mỗi sáng khi bụng rỗng là cách hiệu quả.

Đơn giản là bởi trong nước mưa có pH kiềm, tác dụng là trung hòa lượng axit có trong dạ dày, xoa dịu đi lớp niêm mạc.

Giảm stress hiệu quả

Cơ thể con người cảm thấy thư giãn hơn nếu như tắm dưới mưa trong thời điểm tâm trạng cảm thấy bất ổn, gặp nhiều căng thẳng. Tuy vậy các chuyên gia khuyên rằng chỉ cần 5 – 10 phút là tuyệt vời.

Đó là khi cơ thể xả hết nỗi buồn vu vơ, giải tỏa đi các áp lực. Bạn có thể thưởng thức một tách trà nóng, hoặc nước ấm sau khi tắm mưa.

Quá trình tiêu hóa đẩy mạnh

Nhiều nghiên cứu y khoa cho rằng trong nước mưa, độ pH tương đương trong nước RO hay nước cất. Lượng vừa đủ để trung hòa pH của máu ở cơ thể người, từ đó nồng độ axit thuyên giảm đáng kể. Quá trình tiêu hóa hay thải độc được đẩy mạnh mẽ hơn.

Lợi ích của mưa đối với hệ sinh thái

Với hệ sinh thái, tác dụng của mưa là gì? Theo các nhà khoa học, chúng đem lại vô vàn lợi ích thiết thực:

Cung cấp nước và hạn chế thiên tai

Mưa tạo ra một nguồn nước ngọt tự nhiên vô cùng quý giá, cung cấp sinh hoạt đời sống con người, cây trồng hay động vật. Độ ẩm của đất được duy trì, cây cối sinh trưởng mạnh mẽ, từ đó oxy trên Trái Đất trở nên dồi dào hơn.

Đối với hệ sinh thái, chúng điều hòa mực nước ngầm. Từ đây hạn hán hay xâm nhập mặn được cải thiện rõ rệt.

Sinh học trở nên đa dạng hơn

Nước mưa có thể cung cấp môi trường sống cho nhiều sinh vật dưới nước như cua, tôm, cá,… Chúng cũng duy trì hệ sinh thái đồng cỏ, đầm lầy,…là nơi sinh sống của nhiều động thực vật.

Mưa cũng góp phần điều hòa khí hậu, tạo ra môi trường sống lý tưởng cho quần thể động thực vật. Từ đó sinh học đa dạng hơn nhiều.

Môi trường giảm bớt ô nhiễm

Những trận mưa lớn có thể gột rửa đi khí độc hại, bụi bẩn trong không khí để đem đến sự trong lành cho hệ sinh thái. Hiện tượng này cũng sẽ ngăn ngừa ô nhiễm trong sông hồ, ao suối. Lợi ích lớn nhất là điều hòa nhiệt độ và giảm bớt ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tác hại của mưa gây ra

Không thể phủ nhận những lợi ích to lớn của mưa nhưng đồng thời cũng góp phần gây ra nhiều tác hại khôn lường. Đặc biệt là những hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa axit, mưa đá,…

Tác hại của mưa tự nhiên

Những cơn mưa từ tự nhiên có khá nhiều ảnh hưởng tới con người và hệ sinh thái. Điều này có thể xảy ra ngay trong khu vực bạn đang sống.

Lũ lụt và sạt lở đất

Có thể nói tác hại lớn nhất của mưa là nguyên nhân gây ra lũ lụt. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới con người và hệ sinh thái.

  • Mưa lớn khiến cho nước sông hồ, biển dâng cao tràn vào khu vực dân cư gây ra lũ lụt, lũ quét.
  • Tài sản thậm chí là con người thiệt hại vô cùng nghiêm trọng. Không chỉ có mất mát đau thương về người mà còn làm kinh tế suy giảm đáng kể.
  • Những khu vực đồi núi có địa hình dốc, mưa lớn xảy ra thời gian dài làm đất sạt lở.
  • Nhà cửa, cây cối, đường sá bị vùi lấp, giao thông tắc nghẽn. Vừa thiệt hại về người, vừa làm hoạt động sản xuất ảnh hưởng tới nền kinh tế.

Đất bị xói mòn gây ra ô nhiễm

Nhìn nhận thực tế cho thấy xói mòn xảy ra vô cùng nhiều. Chúng khiến cho lớp đất mặn bị bào mòn khi nước chảy trôi đi, độ phì nhiêu giảm rõ rệt.

  • Năng suất cây trồng không cao, ảnh hưởng tới hệ sinh thái và con người.
  • Những cơn mưa lớn cuốn trôi cả rác thải sinh hoạt, rác công nghiệp, chất thải,…
  • Chất bẩn thải ra sông hồ, biển làm ảnh hưởng trực tiếp tới các nguồn nước sinh hoạt hay tưới tiêu đồng ruộng.
Sản xuất cùng giao thông

Mưa quá lớn và diễn ra nhiều ngày làm đường sá ngập úng do nước thoát không kịp, giao thông tê liệt. Ngoài ra còn một số ảnh hưởng nghiêm trọng như:

  • Tầm nhìn của người đi đường trong các cơn mưa bị giảm dần, tai nạn giao thông tăng cao.
  • Mưa lớn khiến các hoạt động nông nghiệp, du lịch bị ảnh hưởng đáng kể.
  • Một số thiết bị ngoài trời do ngập trong nước quá lâu có thể dẫn đến hỏng học.
  • Thiệt hại về kinh tế khó tránh khỏi do phải đầu tư tiền sửa chữa.

Tác hại của mưa axit

Mưa axit hiểu đơn giản là một hiện tượng giáng thủy có tính axit cao gấp nhiều lần mức thông thường. Nếu như mưa tự nhiên pH cao dao động từ 5,6 – 6,5 thì axit có pH thấp hơn là 4 – 5, cá biệt là dưới 3.

Đối với hiện tượng mưa axit, chúng gây ra ảnh hưởng khá lớn tới con người cùng như động thực vật trên hành tinh xanh:

  • Nguyên nhân khiến cho pH của đất giảm dần, sinh vật dưới lòng đất bị nguy hại. Năng suất cây trồng giảm đi, đa dạng sinh học từ đó không phong phú.
  • Nguồn nước nhiễm mưa axit ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người. Thậm chí là nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng của một số giống loài dưới nước.
  • Những công trình xây dựng khi gặp mưa axit sẽ dần dần bị bào mòn. Đặc biệt là các vật liệu kim loại, đá vôi,… giảm đi tuổi thọ vốn có.
Các kiểu mưa phổ biến

Không chỉ một mà thậm chí có tới 7 kiểu mưa khác nhau xuất hiện trên Trái Đất. Bao gồm các dạng như sau:

Mưa đá

Một hiện tượng mà nước mưa ngưng tụ thành các tảng đá hay cục băng có kích thước lớn hơn giọt mưa thông thường. Nguyên nhân hình thành chủ yếu do các đám mây giông, những đợt Frong lạnh tràn về nhanh. Mưa đá có kích thước dao động từ 5mm – 10cm tùy khu vực.

  • Mưa đá chỉ diễn ra khoảng chừng 5 – 10 phút và hay xuất hiện đồng thời với mưa rào.
  • Có mặt ở khu vực vùng núi hay giáp biển và có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong năm.

Ví dụ: Miền Bắc Việt Nam rất hay gặp mưa đá, vào khoảng tháng 3 – 5.

Mưa axit

Như đã khám phá ở trên, mưa axit có ảnh hưởng khá lớn tới cuộc sống con người cũng như hệ sinh thái.

  • Hình thành do các chất ô nhiễm công nghiệp, thông qua khí thải độc hại ở những quá trình sản xuất.
  • Do độ pH khá thấp nên mưa axit có thể dễ dàng hòa tan một vài kim loại mức độ nguy hiểm làm ô nhiễm không khí.

Mưa axit được Thụy Điển phát hiện lần đầu vào năm 1948 nhưng thuật ngữ lại ra đời trước đó khá lâu, vào năm 1852 bởi nhà hóa học lừng danh của Scotland là Robert Angus Smith. Ở Việt Nam, mưa axit bắt đầu phổ biến vào những năm 90.

Trong cuộc sống, mưa axit được ví như một thảm họa gây ra nhiều tác hại khôn lường. Hệ sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng, con người hay các công trình. Tuy nhiên nguyên nhân lại từ chính nền văn minh đang ngày càng phát triển.

Mưa rào

Thật không khó để thấy khái niệm mưa rào. Thực chất đây là một dạng giáng thủy với các giọt nước lớn rơi mạnh mẽ trong thời gian ngắn.

  • Xảy ra ở khu vực có áp suất khí quyển, hình thành trung tâm áp suất thấp như bão.
  • Mưa rào thường kèm theo sấm chớp và những tia sét cường độ mạnh vài nghìn vôn.
  • Có thể rải rác tới nhiều ngày, cũng là một trong các nguyên nhân hình thành vòi rồng.
  • Vùng có vĩ độ cao, nếu kèm theo tuyết rơi, mưa rào dễ xuất hiện bởi các đám mây vũ tích.
Mưa ngâu

Khi nghiên cứu mưa là gì chúng ta không thể bỏ qua hiện tượng mưa ngâu phổ biến tại Việt Nam. Ngày nay do khí hậu biến đổi, quy luật xuất hiện của dạng mưa này đã thay đổi rõ rệt.

  • Xảy ra ở miền Bắc hàng năm vào tháng 7 âm lịch.
  • Nguyên nhân thường do hoạt động mạnh mẽ của vùng xích đạo phía Bắc của Ấn Độ Dương hay do bán đảo Đông Dương cùng Biển Đông.
  • Mây tập trung thành dạng dải dài ở hai bên rìa hội tụ của rãnh xích đạo, cách xích đạo khá xa, mưa ngâu xuất hiện. Khoa học gọi là hội tụ nhiệt đới, tín phong Tây Nam và Đông Bắc.
  • Mưa ngâu kéo dài nhiều ngày, không phải lớn nhưng cứ rả rích gần như hết 24h.
  • Xuất hiện nhiều từ ngày 3/7 cho đến hết tháng.
Mưa phùn

Mưa phùn là hiện tượng thường gặp, đặc biệt đối với các khu vực nhiệt đới gió mùa. Ven biển Bắc Bộ và vùng đồng bằng thường có những cơn mưa phùn vào cuối đông đầu xuân.

  • Những hạt mưa khích thước siêu nhỏ chỉ 0,5mm.
  • Thời gian mưa phùn hiện diện vào khoảng tháng 11/12 hay tháng 1 âm lịch.
  • Không khí lạnh càng tăng cường, mưa phùn có xác suất xuất hiện rất cao.
  • Khu vực phía Bắc có độ ẩm cao, nhiệt độ thấp là điều kiện thuận lợi hình thành mưa phùn.
Mưa bong bóng

Mưa bong bóng là tổ hợp các hạt mưa li ti, lơ lửng ở trong bầu không khí giống như các bóng xà phòng.

  • Xảy ra khi mưa rào ngắn trong điều kiện bầu trời có nắng.
  • Quá trình hình thành là do sự chênh lệch về nhiệt độ hay các dòng gió thổi ngược. Từ đây các giọt nước bị đẩy lên cao và lơ lửng ở trong không khí.
  • Kích thước hạt mưa khá nhỏ chỉ khoảng 0,5 mm đến 1 mm. Bởi vậy mà rơi xuống đất rất khó, chỉ có thể lơ lửng.
  • Mưa bong bóng xảy ra nhiều ở vùng nhiệt đới gió mùa, sự chênh lệch nóng lạnh rất lớn. Mùa hè hay đầu thu là thời điểm xuất hiện mưa bong bóng.
Mưa dông

Mưa dông hay giông là một hiện tượng thiên nhiên khá phức tạp. Chúng hội tụ đầy đủ gió mạnh, mưa lớn, sấm chớp và đôi khi còn có vòi rồng. Nguyên nhân dẫn đến là do đối lưu mạnh ở bầu khí quyển.

  • Nếu khối không khí nóng ẩm cố gắng bốc lên rất cao, không khí lạnh sẽ dần nguội đi. Đây là nguyên nhân gây ra các đám mây vũ tích siêu khổng lồ.
  • Những hạt nước cùng tinh thể hòa quyện với nhau gây ra điện tích trái dấu. Tất nhiên lực đủ lớn sẽ hình thành mưa rào kèm theo gió mạnh, giông tố xuất hiện.
  • Mưa dông có thời gian tương đối ngắn chỉ khoảng 30 phút – một vài tiếng đồng hồ. Khu vực nhỏ xuất hiện nhiều hơn và chúng thường diễn ra khá đột ngột.
Lời kết

Qua bài viết không ai không hiểu rõ về mưa là gì cũng như những thông tin liên quan. Tại đây chúng tôi còn chia sẻ nhiều kiến thức bổ ích về thời tiết và môi trường xung quanh. Hãy truy cập và theo dõi hàng ngày.